GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ FRP

Công nghệ FRP là công nghệ tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu bê tông (bê tông cốt thép thường và dự ứng lực) bằng cách sử dụng vải sợi cường độ cao dính bám ngoài (thường gọi là công nghệ FRP – Fiber Reinforced Polymer). FRP thực chất là một loại vật liệu composite được tạo thành từ vải sợi cường độ cao (vải sợi Carbon, Aramid hoặc Thủy tinh) và chất kết dính dạng keo epoxy. Chất kết dính dạng keo epoxy sau khi tẩm đều lên bề mặt vải sợi cường độ cao sẽ đông cứng lại tạo thành tấm composite FRP. Dán tấm FRP lên bề mặt kết cấu bê tông cũng bằng keo epoxy để gia cường cho chúng. Trong các loại vải sợi cường độ cao thì vải sợi carbon cường độ cao được sử dụng phổ biến nhất do có mô đun đàn hồi và cường độ chịu kéo lớn nhất.

Hình ảnh vải sợi carbon cường độ cao và tấm FRP

JVTek tự hào là đơn vị dẫn đầu trong việc phân phối và chuyển giao công nghệ gia cường bằng vật liệu FRP, xuất xứ Nhật Bản, vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp vật liệu, thi công và hỗ trợ thi công trong việc gia cường kết cấu bê tông bằng vật liệu FRP. Với bề dày kinh nghiệm của mình, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

JVTek cam kết luôn cung cấp các sản phẩm chính hãng từ Nhật Bản, có chứng chỉ CO & CQ kèm theo từng sản phẩm và với giá cả cạnh tranh nhất

ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT 

1. Đặc điểm kỹ thuật của vải sợi carbon cường độ cao và keo epoxy đi kèm

2. Đóng gói sản phẩm

Vải sợi carbon cường độ cao được đóng gói thành cuộn trong thùng carton với kích thước quy định như Bảng 3. Keo epoxy đi kèm (Primer P-10 & Dyne D-70) được đóng gói trong thùng kẽm với trọng lượng 10kg/thùng (6.67 kg A + 3.33 kg B, tỷ lệ trộn A:B = 2:1). Trên bao bì đóng gói của vải sợi carbon cường độ cao và keo epoxy đi kèm đều ghi rõ mã số sản phẩm, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Thông thường, thời hạn sử dụng của vải sợi carbon cường độ cao là không giới hạn thời gian nếu được bảo quản phù hợp và thời hạn sử dụng của keo là 2 năm kể từ ngày sản xuất nếu chưa mở thùng và được bảo quản phù hợp. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất trong khoảng từ , tránh nơi băng giá và độ ẩm cao.

Hình ảnh đóng gói của vải sợi carbon cường độ cao và keo đi kèm

ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ GIA CƯỜNG BẰNG VẬT LIỆU FRP

  • Có nhiều phương pháp tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu bê tông, như phương pháp bọc thêm bê tông, phương pháp dán bản thép, phương pháp tạo dự ứng lực ngoài và phương pháp sử dụng vật liệu FRP. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng vật liệu FRP ngày này được sử dụng phổ biến hơn cả do nó có những ưu điểm sau:
  • Trọng lượng nhẹ, chỉ bằng 1/4-1/5 so với thép;
  • Cường độ rất cao, gấp khoảng 10 lần thép, do đó đem lại hiệu quả gia cường cao;
  • Có chiều dầy rất mỏng nên không làm thay đổi hình dạng kiến trúc và kích thước của kết cấu sau khi gia cường. Ngoài ra, sau khi gia cường, chúng ta có thể dễ dàng che phủ bằng các vật liệu thích hợp khác nhau (trát vữa, sơn);
  • Dễ dàng thi công, có thể thi công với không gian hẹp, kết cấu có hình dạng phức tạp và ít gây tiếng ồn;
  • Độ bền cao, không phát sinh han gỉ, không bị ăn mòn, chịu được môi trường kiềm.

CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG

Trong thực tế, có nhiều trường hợp kết cấu bê tông hiện tại cần phải được tăng cường để tăng khả năng chịu lực của nó. Có thể tóm tắt các trường hợp cần phải tăng cường thành các nhóm nguyên nhân như sau:

1. Do sai sót trong giai đoạn thiết kế

  • Các quy định về tải trọng hoặc các dự báo về tải trọng không phù hợp với tải trọng thực tế trong giai đoạn khai thác;
  • Các quy định về vật liệu và lựa chọn vật liệu không phù hợp;
  • Lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế không phù hợp;
  • Sai sót trong hồ sơ thiết kế, như tính toán thiết kế sai, chất lượng bản vẽ kém.

2. Do sai sót trong giai đoạn thi công

  • Thi công không đạt chất lượng theo yêu cầu thiết kế;
  • Lớp bê tông bảo vệ không đảm bảo yêu cầu, có thể gây ăn mòn cốt thép, giảm tuổi thọ công trình;
  • Chất lượng đầm bê tông không đạt yêu cầu, bê tông có cường độ thấp hơn thiết kế, bị rỗng nhiều;
  • Bảo dưỡng bê tông không đúng quy trình yêu cầu, làm cho chất lượng bê tông thấp, xuất hiện nhiều vết nứt;
  • Kích thước kết cấu, vị trí cốt thép, loại bê tông và thép,…, không đúng với thiết kế do kỹ sư giám sát hoặc quy trình kiểm soát chất lượng không chuyên nghiệp.

3. Do sai sót trong giai đoạn khai thác

  • Thay đổi công năng của công trình;
  • Tải trọng khai thác thực tế lớn hơn tải trọng thiết kế;
  • Kết cấu bị giảm khả năng chịu lực do ảnh hưởng của thiên tai, ô nhiễm môi trường, hỏa hoạn, tai nạn,…
  • Việc duy tu bảo dưỡng không phù hợp.

Công nghệ tăng cường kết cấu bê tông bằng vật liệu FRP có thể áp dụng cho nhiều dạng công trình khác nhau, như công trình nhà dân dụng, nhà công nghiệp, công trình cầu cống, công trình đập thủy điện, công trình hầm,… Việc tăng cường cũng có thể áp dụng cho nhiều loại cấu kiện khác nhau, như gia cường cho kết cấu chịu nén, kết cấu chịu cắt, kết cấu chịu uốn. Dưới đây là một vài hình ảnh gia cường bằng vật liệu FRP điển hình trong thực tế.

Hình ảnh gia cường cấu kiện chịu nén (cột), chịu uốn và cắt (dầm hoặc sàn) bằng công nghệ FRP

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG

Để việc gia cường kết cấu bê tông bằng vật liệu FRP đạt chất lượng cao, việc thi công phải tuân theo đúng trình tự như sau:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỰ ÁN TIÊU BIỂU

JVTek đã thực hiện gia cường cho hàng trăm công trình xây dựng ở Việt Nam, đặc biệt là các công trình cầu và nhà cao tầng. Kết quả thí nghiệm đã thực hiện với các dự án cho thấy các đặc trưng cơ lý của vải sợi carbon cường độ cao và keo đi kèm, xuất xứ Nhật Bản, đều đạt hoặc vượt yêu cầu so với mức quy định của nhà cung cấp. Dưới đây là hình ảnh một số công trình tiêu biểu, sử dụng công nghệ gia cường bằng vật liệu FRP.

Gia cường dầm cầu trên Quốc lộ 70

Gia cường dầm cầu tại Yên Bái

Gia cường dầm cầu tại Quảng Ninh

Gia cường trụ cầu tại TP. Đà Nẵng

Gia cường hệ thống dầm sàn nhà tại TP. Hà Nội

Gia cường hệ thống dầm sàn nhà tại TP. Đà Nẵng

0 0 votes
Article Rating
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
E-mail: info@jvtek.com.vn